Bài đăng nổi bật

ẢNH VÀ ĐỒ HOẠ CHO WEB

2/4/15

Thành phố 5 không từ ý tưởng đến hiện thực

Năm 1997, Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, và đó là cột mốc khởi đầu cho những phát triển nhanh chóng của thành phố. Bộ mặt đô thị không ngừng được cải thiện, kinh tế, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống của nhân dân được ổn định và cải thiện …. Tuy vậy trong nhịp điệu phát triển chung đó, thành phố cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ trong việc phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội. 
Chỉ một vài năm, Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trên các lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, chống mù chữ và phổ cập giáo dục, chống lang thang xin ăn, phòng chống và cai nghiện ma túy, phòng chống tội phạm.
Tuy vậy, các kết quả đó chỉ là những cố gắng bước đầu, mang tính bền vững chưa cao và đó cũng chính là tiền đề, là cơ sở quan trọng để bước vào thiên niên mới, thành phố vững tin đặt ra mục tiêu phấn đấu thực hiện 5 không : không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy, không có giết người cướp của, triển khai hoàn thành trong 5 năm 2001- 2005.
Tất cả được cụ thể hóa tại Quyết định số 129/2000/QĐ-UB ngày 5/12/2000 của UBND thành phố Đà Nẵng. Với mỗi một mục tiêu, thành phố đã đưa ra những giải pháp cụ thể và tiến độ hoàn thành cho từng mục tiêu:
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Mục tiêu
Không đói
Hoàn thành
Duy trì
Duy trì
Duy trì
Duy trì
Không mù chữ

Hoàn thành
Duy trì
Duy trì
Duy trì
Không lang thang xin ăn


Hoàn thành
Duy trì
Duy trì
Không nghiện ma tuý



Hoàn thành
Duy trì
Không giết người cướp của




Hoàn thành
Kết quả thành phố 5 không
Bằng sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, chương trình thành phố 5 không đã đạt được nhiều kết quả khả quan:
 Các chương trình giảm nghèo đã đạt được kết quả đáng kể. Nếu so với khu vực và cả nước thì thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương giảm hộ đói nghèo với tốc độ nhanh và vững chắc. Kết quả đã có 9.769 hộ thoát nghèo (theo chuẩn quốc gia). Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,1% cuối năm 2001 xuống còn 0,13% vào cuối năm 2004 (còn 185 hộ theo chuẩn quốc gia). Trong 4 năm 2001-2004, toàn thành phố đã tạo việc làm cho 84.556 lao động, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm 5,16%; Tổ chức trên 281 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn cho trên 14.728 lượt người nghèo; 37.000 lượt hộ nghèo và hộ thuộc diện di dời giải toả vay tín dụng ưu đãi, doanh số cho vay là 214,571 tỷ đồng; Khám, chữa bệnh và cấp, phát thuốc cho 55.026 lượt người nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 88.554 lượt người; miễn, giảm các khoản đóng góp cho 26.079 học sinh, sinh viên nghèo; Xóa 3.206 nhà tạm (trên 80% số nhà tạm trên địa bàn thành phố).
 Mục tiêu xóa mù chữ đến người cuối cùng đã hoàn thành trong độ tuổi 6-35 thông qua việc huy động đông đảo lực lượng xã hội hưởng ứng “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, chiến dịch “ánh sáng văn hóa hè”, vận động các đối tượng thuộc diện xóa mù đến lớp và chỉ đạo các Trung tâm giáo dục thường xuyên bố trí giáo viên chuyên trách công tác xóa mù chữ… Hiện đang tiếp tục các biện pháp duy trì kết quả đã đạt được, giải quyết các trường hợp mới phát sinh và chống tái mù chữ. Thực hiện mục tiêu giáo dục sau xóa mù chữ và từng bước mở rộng diện xóa mù chữ đến độ tuổi 45.
Mục tiêu không có người lang thang xin ăn cơ bản được khống chế trên địa bàn. Tập trung 1.582 đối tượng lang thang xin ăn trên địa bàn, trong đó 24,8% có địa chỉ ở thành phố, 72,7% ở tỉnh khác và 1,6% chưa xác định; vận động gia đình bảo lãnh, giải quyết cho về 1.558 lượt người, chuyển vào trung tâm nuôi dưỡng 45 người; Trung tâm Bảo trợ xã hội đang nuôi dưỡng, chăm sóc 179 người. Bên cạnh các biện pháp tập trung, quản lý, đưa về địa phương, thành phố đã thực hiện đồng thời công tác chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng có nguy cơ phát sinh lang thang xin ăn với 14.570 đối tượng được trợ cấp thường xuyên, 101.964 lượt người được cứu trợ đột xuất, nuôi dạy trẻ mồ côi, bảo trợ trẻ em khó khăn… nhằm phòng ngừa, đảm bảo không xảy ra tình trạng lang thang xin ăn.
Mục tiêu không có người nghiện ma túy trong cộng đồng được triển khai đồng bộ với các biện pháp ở cả 2 lĩnh vực: đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy và tổ chức cai nghiện. Lực lượng Công an thành phố đã tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy. Trong thời gian qua đã triển khai 14 đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm về ma tuý, bắt xử lý 245 vụ, việc gồm 705 đối tượng phạm pháp hình sự về ma túy, khởi tố 138 vụ (229 đối tượng); phát hiện, đấu tranh triệt xóa 47 điểm nóng về ma túy. Tổ chức chữa bệnh, cai nghiện cho 1.529 lượt đối tượng với 1.400 lượt đối tượng cai nghiện bắt buộc và 129 lượt đối tượng cai nghiện tự nguyện. Kết quả qua cai nghiện, giáo dục có 1179 đối tượng được đưa về tái hòa nhập cộng đồng. Để tạo công ăn việc làm, thành phố đã tổ chức 11 lớp dạy nghề cho 195 học sinh, giải quyết cho 115 trường hợp được vay vốn, 16 trường hợp được hỗ trợ cải thiện về nhà ở, 189 trường hợp được hỗ trợ giải quyết việc làm, 76 trường hợp được cứu trợ đột xuất. Công tác quản lý, giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện, chống tái nghiện và theo dõi các đối tượng có dấu hiệu nghiện được chính quyền địa phương, đoàn thể, gia đình tăng cường phối hợp. Duy trì hoạt động của 21 Câu lạc bộ sau cai nghiện, động viên người sau cai hòa nhập cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
 Mục tiêu không có giết người để cướp của được triển khai sâu rộng. Phát động mạnh mẽ phong trào quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm. Tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về âm mưu, phương thức, thủ đoạn của bọn tội phạm để nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong đấu tranh phòng chống. Triển khai chủ trương cho các đối tượng hình sự đã có nhiều tiến bộ vay trên 2 tỷ đồng vốn làm ăn, tạo điều kiện hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống. Tăng cường rà soát, theo dõi các đối tượng hình sự đã có tiền án, tiền sự, quản lý các địa bàn phức tạp, trọng điểm và bố trí lực lượng để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội. Tiến hành các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, triệt phá hàng trăm ổ, nhóm tội phạm, truy bắt và vận động ra đầu thú nhiều đối tượng có lệnh truy nã, không để bọn tội phạm manh động gây án nghiêm trọng. Thực hiện việc đăng ký, quản lý các loại hung khí, vũ khí, vật liệu nổ; vận động thu hồi trên 1.000 hung khí các loại, không để tội phạm sử dụng gây án. Với quyết tâm và những biện pháp quyết liệt trên, tội phạm giết người cướp của đã được kiềm chế.
 5 không trong giai đoạn mới
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII, ngày 05/12/2000, Ủy ban Nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 129/2000/QĐ-UB về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình thành phố “5 không”. Trên cơ sở từng đề án cụ thể đã được Ủy ban Nhân dân thành phố thông qua, các ngành, các cấp đã phối hợp nhịp nhàng, triển khai đồng loạt nên đã thu được nhiều kết quả thiết thực, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế của thành phố nhanh và bền vững.
 Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Thành ủy triển khai Nghị quyết 33/NQ-TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; tháng 12/2004, Ủy ban Nhân dân thành phố đã ban hành chương trình tiếp tục thực hiện tốt ""Chương trình xây dựng thành phố “5 không”; xóa đói giám nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động; nâng cao chất lượng các hoạt động y tế, thể dục - thể thao"" từ năm 2005 đến 2010 với những mục tiêu:
1. Tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng thành phố ""5 không"", đặc biệt chú trọng đến các lĩnh vực ""không có người lang thang xin ăn "" dưới mọi hình thức; “không có người nghiện ma túy trong cộng đồng"" và ""không có giết người để cướp của”;
 2. Cuối năm 2004 về cơ bản xóa hết hộ nghèo theo chuẩn của Trung ương. Đồng thời triển khai đề án xóa đói, giảm nghèo theo chuẩn mới của thành phố, mỗi năm giảm 3.000 hộ để đến năm 2010 toàn thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn mới;
3. Thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động diện di dời giải tỏa, chỉnh trang đô thị; đồng thời chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp giải quyết từ 21.000 đến 23.000 lao động có việc làm giai đoạn 2004-2005 và từ 27.000 đến. 28.000 lao động có việc làm giai đoạn 2006-2010, nhằm góp phần đưa tỉ lệ thất nghiệp từ 5,17% (2003) xuống 4,95% (2005) và xuống dưới 4% (2010), nâng tỉ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn từ 81,2% (2003) lên 82% (2005) và 85% (2010).
Tiếp tục củng cố hệ thống y tế xã, phường. Phấn đấu đến 2005 đạt 40% và 2008 đạt l00% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Xây dựng mới các Bệnh viện chuyên khoa (nha, phụ sản, ung bướu...). Xây dựng trung tâm phẫu thuật hiện đại lồng ghép với sự hình thành Bệnh viện đa khoa mới (dự kiến hoàn thành 2007). Tăng cường đào tạo cán bộ y tế chuyên sâu, trang bị những máy móc hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân thành phố và khu vực. Chuẩn bị triển khai đề án hình thành trường Đại học Y khoa tại thành phố trong giai đoạn 2006-2010;
 4. Đối với thể dục - thể thao: Từ nay đến 2010 xây dựng hoàn chỉnh các công trình đã được quy hoạch và phê duyệt (Sân vận động Chi Lăng, Trung tâm thể thao thành tích cao, Trung tâm đào tạo vận động viên, Khu liên hợp thể thao...) nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xu thế phát triển thành phố.
 Phấn đấu đến 2005 đạt 18% dân số và 13,7% số hộ gia đình tập Luyện thể dục - thể thao; 92% số trường giảng dạy các tiết nội khóa về thể dục-thể thao; 75% học sinh phổ thông và 85% SV đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; 90% CB chiến sĩ tham gia tập luyện thể dục - thề thao thường xuyên (50% có phong trào thể thao mạnh. Đến 2010 đạt 23% dân số và 17% số hộ gia đình tập luyện TDTT; 95% số trường giảng dạy các tiết nội khóa về TDTT; 80% học sinh phổ thông và 95% SV đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; 100% cán bộ chiến sĩ tham gia tập luyện TDTT thường xuyên (70% có phong trào thể thao mạnh).
Đến tháng 6/2009, UBND thành phố đồng ý theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh các mục tiêu Chương trình “Thành phố 5 không” giai đoạn 2009-2015. Theo đó, mục tiêu của Chương trình “Thành phố 5 không” giai đoạn 2009-2015:
1. Không có hộ nghèo theo chuẩn thành phố.
2. Không có học sinh bỏ học ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở.
3. Không có người lang thang xin ăn.
4. Không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng.
5. Không có giết người để cướp của.
Tương ứng với từng mục tiêu, các ngành của thành phố đã xây dựng các Đề án để thực hiện chương trình thành phố 5 không trong giai đoạn mới:
Mục tiêu giảm nghèo: Đẩy nhanh tốc độ nâng cao chất lượng đời sống của người dân thành phố Đà Nẵng nói chung và những hộ có mức thu nhập thấp nói riêng, để đến năm 2015 cơ bản không còn hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng ở thành thị và 400.000 đồng/người/tháng ở nông thôn trở xuống. Đến giai đoạn 2011-2015 giảm 2,0%-3,2% hộ nghèo/ năm, đến năm 2015 cơ bản không còn hộ nghèo; chất lượng cuộc sống của hộ thu nhập thấp được nâng lên cả về vật chất và tinh thần, là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Mục tiêu không có người nghiện ma túy: 100% công dân có hiểu biết pháp luật về phòng, chống ma túy, tác hại của ma túy; Tổ chức cao nghiện phục hồi cho 100% người nghiện, tái nghiện được phát hiện, 100% đối tượng hoàn thành cai nghiện được quản lý cai nghiện tại cộng đồng theo đúng quy định của pháp luật; Khống chế người nghiện ma túy dưới 0,05% dân số, tỷ lệ tái nghiện ma túy hàng năm không vượt quá 50%; Duy trì 100% cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang không có người nghiện ma túy, phấn đấu giữ vững số xã, phường lành mạnh hiện có và hằng năm xây dựng mới từ 1 đến 2 xã, phường đạt chuẩn xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy.
 Mục tiêu không có học sinh bỏ học: Đảm bảo không có học sinh bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn; huy động học sinh bỏ học giữa chừng trở lại trường, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi một cách bền vững, phấn đấu hoàn thành phổ cập bậc trung học phổ thông; nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp học, ngăn chặn tình trạng bỏ học; đổi mới phương pháp giảng dạy; đồng thời hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường lớp ở các cấp học.
Mục tiêu không có giết người để cướp của: Đảm bảo 100% hộ dân được phố biến pháp luật nâng cao nhận thức, trách nhiệm phòng tránh hành vi của tội phạm giết người để cướp tài sản, 90% số người trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao vi phạm pháp luật hình sự phải được tuyên truyền, vận động phòng, chống tội phạm, ngăn ngừa và làm hạn chế phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội. Đồng thời đảm bảo 80% người có tiền án, tiền sự được quản lý giúp đỡ, tạo điều kiện sinh hoạt, nâng cao hiệu quả giải quyết những vấn đền xã hội.
Mục tiêu không có người lang thang xin ăn: Phấn đấu hàng năm có 100% xã, phường không có người lang thang xin ăn, thực hiện tốt chương trình “5 không, 3 có”; phát hiện kịp thời và tập trung 100% số người lang thang xin ăn, người tâm thần lang thang trên địa bàn thành phố vào các cơ sở bảo trợ xã hội để phân loại, nuôi dưỡng, giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề và giải quyết đưa về cộng đồng.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mới nóng